Blog
Business Analysis là gì? Phân biệt Business Analysis – Business Analytics
- 19/07/2021
- Posted by: UniTrain BTV
- Category: Bài viết

Trong thế giới kinh doanh, các thuật ngữ Business Analysis và Business Analytics thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mặc dù có một số khác biệt rõ ràng giữa 2 quy trình, nhưng mọi người có xu hướng đánh đồng chúng.
Phân biệt Business Analysis và Business Analytics sẽ cho chúng ta nhiều cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề Data.
Business Analysis – Phân tích nghiệp vụ
Business Analysis là hoạt động hỗ trợ các công ty giải quyết các khó khăn kỹ thuật của bằng cách hiểu, xác định và giải quyết các vấn đề đó.
Một nhà phân tích nghiệp vụ điều phối giữa khách hàng và nhóm kỹ thuật. Khách hàng có thể là nhóm nội bộ được yêu cầu làm việc với nhóm kỹ thuật hoặc bên ngoài, với các yêu cầu để giải quyết một vấn đề cụ thể. Đội ngũ kỹ thuật có khả năng cung cấp dịch vụ hoặc xây dựng sản phẩm.
Họ đảm bảo rằng dịch vụ hoặc sản phẩm do nhóm kỹ thuật cung cấp đáp ứng các yêu cầu hiện tại của khách hàng. Anh/cô ấy cộng tác với các bên liên quan bên ngoài và bên trong trong việc triển khai cũng như thiết kế dịch vụ hoặc sản phẩm.
Hãy cùng nhìn qua một vài công việc trong lĩnh vực Business Analysis:
- Requirement Elicitation (Khơi gợi yêu cầu)
- Requirement and Process Analysis (Yêu cầu và phân tích quy trình)
- Documentation of requirements (Tài liệu hóa yêu cầu)
- As-is and To-be analysis (Phân tích hiện tại và tương tự)
- Cost-Benefit Analysis (Phân tích lợi nhuận)
- Requirement Verification and Validation (Xác mình và xác nhận yêu cầu)
- Change Management (Quản lý thay đổi yêu cầu)
Công việc Buxsiness Analysis (gọi tắt là BA) được thực hiện bởi các vai trò: Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst and Business Requirements Analyst.
Business Analytics – Phân tích dữ liệu kinh doanh
Business Analytics còn được gọi là phân tích dữ liệu kinh doanh. Đây là một quá trình thu thập, đánh giá và rút ra các kết quả có giá trị từ lượng dữ liệu khổng lồ có sẵn.
Sử dụng các ứng dụng công nghệ (tools) và các phương pháp phân tích để xử lý dữ liệu, diễn giải bằng biểu đồ, sơ đồ cho các bên liên quan, từ đó đề xuất quyết định nhằm mục đích cuối cùng là phát triển, tăng doanh thu của công ty. Vị trí này chủ yếu tập trung tại các công ty đã vận hành ổn định hoặc công ty lớn, nhằm xử lý dữ liệu và đề xuất giải pháp, phương hướng phát triển kinh doanh.
Phân tích dữ liệu kinh doanh được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng sau
- Giả sử bạn là người đứng đầu của một công ty sản xuất thiết bị di động và được yêu cầu nghiên cứu để cho ra mắt một chiếc điện thoại mới.
- Bây giờ, bạn sẽ phải làm gì? Chúng ta hãy liệt kê các công việc cần làm thành một danh sách:
- Thu thập dữ liệu về việc sử dụng điện thoại trong vòng 5 năm qua
- Thu thập thông tin về doanh số bán của những chiếc điện thoại trong 5 năm qua (công ty, địa điểm, giá bán hợp lí…)
- Tìm ra những mẫu điện thoại bán thành công và thất bại bằng cách so sánh doanh số bán hàng.
- Đánh giá điều gì khiến cho một vài chiếc điện thoại thành công và số khác thì thất bại bằng cách so sánh về các tham số như tính năng, giá…
- Tìm hiểu xem có bất kì xu hướng và hiểu biết về các chi tiết và con số mà bạn có được.
- Dự đoán các tính năng cần có trong chiếc điện thoại của bạn, giá bán và số lượng mà bạn sẽ bán được.
Sự khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics
Business Analysis:
- Tập trung vào các quy trình, kỹ thuật và chức năng.
- Được sử dụng để giải quyết những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp và mang đến những thay đổi tích cực.
- Được thực hiện bởi Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst.
- Kiến thức về chức năng, kinh doanh và các lĩnh vực thì cần thiết để làm công việc Business Analysis.
- Các lĩnh vực tác động: Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, kinh doanh và công nghệ.
Business Analytics:
- Tập trung vào dữ liệu và phân tích thống kê.
- Được sử dụng để dự đoán các trạng thái trong tương lai và thúc đẩy các quyết định kinh doanh.
- Được thực hiện bởi Data Analyst và Data Scientist.
- Thống kê, toán học và lập trình là những kiến thức cần thiết cho công việc Business Analytics.
Rõ ràng là cả hai chức năng này đều cực kỳ quan trọng đối với một mô hình kinh doanh thành công. Một chuyên gia phân tích nghiệp vụ và một nhà phân tích dữ liệu kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo dự án cuối cùng được chuyển giao thành công.
UniTrain là đơn vị đào tạo đầu tiên về công cụ Power BI và ứng dụng Business Intelligence (kinh doanh thông minh). Đội ngũ giảng viên của UniTrain giàu kinh nghiệm giảng dạy và làm việc thực tế tại các công ty kiểm toán hàng đầu và các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, các video bài giảng được thiết kế mang tính thực tiễn cao, phương pháp giảng dạy logic, dễ hiểu, tập trung vào thực hành và giải quyết tình huống thực tế trong quá trình học. Các video ngắn gọn, súc tích giúp học viên cô đọng các kiến thức và rèn luyện thực hành để ứng dụng thành công.
Sản phẩm học viên Khóa học Power BI
Xem thêm
6 lý do bạn nên sử dụng Power BI để phân tích kinh doanh
Con đường sự nghiệp của một nhà phân tích dữ liệu