Blog
6 lý do bạn nên sử dụng Power BI để phân tích kinh doanh
- 20/07/2021
- Posted by: UniTrain BTV
- Category: Bài viết

Cho dù bạn đang làm việc trong ngành nghề hay lĩnh vực nào, nhu cầu số hóa tại các doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ và khiến công việc của bạn ít nhiều thay đổi phương thức làm việc mỗi ngày. Các cấp quản lý yêu cầu các báo cáo số liệu nhanh hơn, nhiều hơn, từ tổng quan đến chi tiết hơn; và các tình huống kinh doanh cũng dần được quyết định dựa trên dữ liệu hơn. Công cụ hỗ trợ kinh doanh thông minh dần trở nên phổ biến và cần thiết cho mọi doanh nghiệp, Power BI là một trong số đó.
Power BI là gì?
Power BI – một ứng dụng Business Intelligence (BI) do Microsoft phát triển từ 2010 và cho ra mắt lần đầu vào 7/2015 – là công cụ hiện đại giúp các doanh nghiệp có thể thu thập, tổng hợp, thống nhất các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và trực quan hóa, phân tích thông tin theo thời gian thực (real-time) một cách hiệu quả nhất để đưa ra quyết định trong kinh doanh.
Power BI cung cấp khả năng chuẩn bị và khám phá dữ liệu, bảng điều khiển tương tác và hình ảnh trực quan phong phú trong một giải pháp và khả năng tự phục vụ của nó khiến Power BI trở thành một công cụ dễ dàng sử dụng với người dùng làm việc ở văn phòng .
Dưới đây là 6 lý do hàng đầu của tại sao bạn nên sử dụng Power BI để phân tích dữ liệu và phân tích kinh doanh.
1. Dễ dàng để kết nối nhiều loại dữ liệu đa dạng
Power BI giúp bạn truy vấn, tập hợp dữ liệu từ nhiều loại (text, csv, Excel, database, website, …) vào một nơi vô cùng dễ dàng, từ đó có khả năng xử lý và phân tích chuyên sâu.
Công cụ hiện hỗ trợ lên đến hơn 70 loại kết nối bên ngoài, cho phép các doanh nghiệp tải dữ liệu từ nhiều nguồn:
- Dựa trên đám mây được sử dụng nhiều như Azure (Kho dữ liệu Azure), DropBox, Google Analytics, OneDrive và SalesForce
- Dữ liệu từ máy tính local như bảng tính Excel, tệp CSV, folder, …
- Cơ sở dữ liệu như SQL database, Oracle database, SAP HANA, IMB database, …
2. Mô hình hóa dữ liệu mạnh mẽ và hiệu quả
Công cụ xây dựng mô hình dữ liệu – Power Pivot của Power BI – là một cơ sở dữ liệu có hiệu suất cao, sử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu dạng bảng (Table) hiện đại để nén cơ sở dữ liệu và đảm bảo chúng tải đầy đủ vào bộ nhớ để có thể làm việc tốt nhất trong quá trình phân tích.
Không có gì lạ khi tệp file Power BI (.PBIX) nhỏ hơn đáng kể so với tập dữ liệu gốc – trên thực tế, cơ sở dữ liệu 1GB thường được nén xuống kích thước khoảng 50 – 200MB. Điều này thể hiện sự hiệu quả và mạnh mẽ của chức năng mô hình hóa dữ liệu trong Power BI.
3. Đa dạng biểu đồ tùy chỉnh, nguồn mở
Power BI đi kèm với rất nhiều loại biểu đồ phổ biến để trực quan hóa dữ liệu như Biểu đồ đường (Line chart), Biểu đồ cột (Column chart), Biểu đồ thanh (Bar chart), Biểu đồ bánh (Pie chart), Biểu đồ thác nước (Waterfall chart), Bảng dữ liệu (Table), Ma trận (Matrix), … . Mỗi loại có nhiều tùy chọn điều chỉnh riêng để người dùng nâng cao trình bày và khai thác các chức năng phân tích dữ liệu tối ưu.
Bên cạnh đó, Microsoft có một cộng đồng người dùng toàn cầu lớn mạnh tại AppSource Marketplace với vô số loại biểu đồ phong phú và phức tạp, ấn tượng để bạn có thể tận dụng, bao gồm Biểu đồ đầu dòng (xxx), Biểu đồ tương quan (xxx), Cây quyết định (xxx), Bản đồ nhiệt( xxx), …
4. Kích hoạt phân tích nâng cao với DAX
Người dùng Power BI có thể sử dụng các hàm DAX để tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu như nhóm hàm phân tích theo thời gian, nhóm hàm dự báo, nhóm hàm tính toán dữ liệu đa ngữ cảnh, …
Ngoài ra, công cụ Power Query cũng giúp bạn dễ dàng xử lý, chuyển đổi, tích hợp và làm phong phú dữ liệu kinh doanh từ những cơ sở dữ liệu đầu vào sẵn có. Ví dụ: Xác định thứ, ngày, tháng, năm từ cột dữ liệu gốc là Ngày bán hàng, từ đó, bạn có thể am hiểu thói quen mua hàng của khách hàng vào những ngày nào trong tuần, những tháng nào trong năm.
5. Kết hợp quản trị và bảo mật dữ liệu
Power BI cho phép bạn quản lý bảo mật và phân quyền truy cập của người dùng trong cùng một giao diện, loại bỏ việc sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhằm đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin doanh nghiệp.
Dịch vụ này cũng được tích hợp Azure Active Directory (AAD) để xác thực người dùng, cho phép bạn tận dụng Đăng nhập một lần (SSO), cùng với thông tin đăng nhập Power BI thông thường để truy cập dữ liệu theo địa chỉ email của người dùng.
6. Ứng dụng AI & Machine Learning để tự động trả lời các câu hỏi phân tích
Sử dụng tính năng Hỏi và Đáp (Q&A) – một ứng dụng của AI và Machine Learning trong Power BI, bạn có thể khám phá thông tin chi tiết cụ thể mà không cần phải vẽ biểu đồ hay thao tác gì ngoài việc đặt câu hỏi hoặc thâm chí keyword cụ thể như “Sales by Region”. Power BI sẽ tự vẽ các biểu đồ và các chiều phân tích giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và chi tiết về dữ liệu của doanh nghiệp chính xác.
Các ứng dụng Power BI trên điện thoại di động hiện cũng hỗ trợ Q&A nhận dạng giọng nói, giúp bạn có thể hỏi thông tin khi đang di chuyển.
Không khó để hiểu tại sao Power BI ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp , đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số, tìm kiếm thông tin chi tiết. Bây giờ là lúc để tận dụng nhiều công cụ và dịch vụ có sẵn có thể giúp bạn chuẩn bị cho việc áp dụng Power BI thành công và cải thiện thông tin chi tiết về dữ liệu trong doanh nghiệp. Hãy
Tìm hiểu thêm về chương trình Power BI Online tại UniTrain để xây dựng cho riêng mình không chỉ một báo cáo với trình bày đẹp mắt, thông tin nhanh, chính xác, bảo mật mà còn tạo một phong cách làm việc hiện đại trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
Sản phẩm học viên Khóa học Power BI Online
Xem thêm
Business Analysis là gì? Phân biệt Business Analysis – Business Analytics